Microsoft Teams và Zalo là hai ứng dụng được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Nếu bạn đang tìm một ứng dụng để nhắn tin, gọi thoại, hội họp trực tuyến, làm việc nhóm và tăng cường sự cộng tác, rất có thể bạn sẽ thấy hai cái tên này xuất hiện trong các danh sách đề cử.
Nhưng trên thực tế, Microsoft đã “chỉ định” cho Teams một phân khúc khách hàng riêng. Zalo cũng “thuộc về” một nhóm người dùng mục tiêu khác.
Trong bài viết, chúng tôi sẽ so sánh tính năng, khả năng tích hợp, quy mô sử dụng, chi phí,… của Zalo và Teams để giúp bạn tìm ra ứng dụng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Nội dung chính
1. Các tính năng nổi bật
Danh sách tính năng của Microsoft Teams đa dạng với thú vị hơn Zalo.
Ngoài nhắn tin, gọi thoại, hội họp trực tuyến 1:1 và theo nhóm, Microsoft còn mang lên Teams những tính năng giúp tăng cường khả năng cộng tác như chia sẻ màn hình và tài liệu, đồng chỉnh sửa tài liệu theo thời gian thực, v.v.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn tích hợp liền mạch với các sản phẩm khác của hãng như Outlook, SharePoint, OneNote cùng các ứng dụng khác bên thứ 3 khác.
Trong khi đó, Zalo chủ yếu tập trung vào tính năng nhắn tin, gọi điện và chia sẻ ảnh, video, nhạc và tài liệu.
Xem bảng so sánh tính năng chi tiết bên dưới:
Tính năng nổi bật | Microsoft Teams | Zalo | ||
Bản miễn phí | Bản có phí (Microsoft Teams Essentials/Microsoft 365 Business Basic) | Bản miễn phí | Bản có phí (Zalo OA) | |
Chat 1:1 và theo nhóm | Có | Có | Có | Có |
Gọi video | Có | Có | Có | Có |
Họp trực tuyến | Tối đa 100 người | Tối đa 300 người | Tối đa 100 người | Tối đa 100 người |
Thời gian cuộc họp tối đa | 60 phút | 30 tiếng | N/A | 24 tiếng |
Lên lịch họp | Có | Có | Không | Không |
Lưu trữ, đồng bộ dữ liệu lên đám mây | 5GB | 10GB hoặc lên đến 1TB tùy gói | N/A | N/A |
Ứng dụng tích hợp | Word, Excel, PowerPoint, Calendar, Outlook, To-do,… | Word, Excel, PowerPoint, Calendar, Outlook, To-do, các ứng dụng trong Microsoft 365 và các ứng dụng bên thứ 3 | Zalo shop, Zalopay và các ứng dụng giải trí | Zalo shop, Zalopay và các ứng dụng giải trí |
Mạng xã hội | Không | Yammer (nội bộ) | Có | Có |
Tích hợp Chatbot | Không | Có | Không | Có |
Chia sẻ vị trí | Không | Có | Có | Không |
Phân quyền và quản trị | Không | Có | Không | Có |
2. Khả năng tích hợp những ứng dụng khác
Microsoft Teams có đa dạng ứng dụng hơn, cho phép cộng tác và làm việc hiệu quả. Trong khi đó, Zalo chủ yếu tích hợp các ứng dụng giải trí, mua sắm phục vụ cho các hoạt động cá nhân hàng ngày.
Chi tiết, Microsoft Teams tích hợp sâu với các ứng dụng của Microsoft và các ứng dụng bên thứ 3. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại và làm mọi thứ hiệu quả hơn ngay trên cửa sổ Teams.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các ứng dụng quen thuộc của Microsoft trên Teams như Outlook, SharePoint, OneNote, To-do, v.v.
Đối với Microsoft Teams tích hợp trong Microsoft 365 có phí, Microsoft còn hào phóng đưa vào đầy đủ các ứng dụng năng suất và mở rộng khả năng lưu trữ lên đến 1TB.
Trái lại, Zalo chủ yếu tập trung vào tích hợp các ứng dụng giải trí và mua sắm như mạng xã hội, chia sẻ tin tức, trò chơi, Zalopay, Zalo shop, v.v.
>> Xem thêm: Top 9 ứng dụng Must-Use trong Microsoft Teams mà bạn đã “bỏ quên”
3. Tính bảo mật
Zalo và Microsoft Teams đều có những cách riêng để bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người dùng.
3.1 Bảo mật dữ liệu
Zalo sử dụng mã hóa SSL/TLS phiên bản 1.2 để bảo mật dữ liệu trên đường truyền và mã hóa đối xứng AES 256-bit để bảo vệ dữ liệu trên máy chủ.
Mọi tin nhắn được gửi trên ứng dụng cũng được mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) để đảm bảo chỉ có người gửi và gửi nhận biết nội dung.
Với Teams, Microsoft dùng mã hóa SSL/TLS và mã hóa đối xứng AES 256-bit để bảo mật dữ liệu trên đường truyền và trên máy chủ.
Ngoài ra, Teams cũng bao gồm tính năng mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện, đảm bảo rằng chỉ người gửi và người nhận có thể đọc nội dung tin nhắn.
3.2 Xác thực người dùng
Zalo yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Zalo, số điện thoại hoặc mã QR. Người dùng cũng có thể bật xác thực hai yếu tố (2FA) tăng khả năng bảo mật cho tài khoản.
Trong khi đó, Microsoft Teams yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Microsoft 365. Đồng thời, ứng dụng cũng có sẵn tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) giúp tăng khả năng bảo mật cho tài khoản.
3.3 Quản lý quyền truy cập
Zalo cho phép quản lý danh sách bạn bè và chặn người dùng không mong muốn. Với những tài khoản đáng ngờ, bạn có thể gửi báo cáo đến Zalo để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Microsoft Teams chiếm ưu thế hơn với quyền quản trị viên trong doanh nghiệp. Theo đó, quản trị viên toàn quyền quản lý truy cập của người dùng trong tổ chức hoặc thiết lập, thay đổi các chính sách bảo mật.
Giống với Zalo, người dùng Teams cũng có thể báo cáo hành động của những tài khoản có hành vi bất thường.
4. Quy mô sử dụng
Microsoft Teams phổ biến trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Trong khi đó, Zalo được ưu tiên sử dụng cho mục đích cá nhân, các nhóm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hay nói cách khác, Zalo phù hợp để dùng như một công cụ giao tiếp với bạn bè, gia đình, đội nhóm, v.v. Còn các tính năng của Microsoft Teams được xây dựng để tăng cường khả năng giao tiếp, cộng tác, quản lý dự án trong doanh nghiệp.
5. Chi phí
Zalo và Microsoft Teams đều cung cấp các phiên bản miễn phí và các gói dịch vụ trả phí để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp. Với bản miễn phí, cả hai đều có những hạn chế nhất định về tính năng và bộ nhớ.
Với bản có phí, người dùng quan tâm đến Teams có thể xem xét đến Microsoft Teams Essential riêng lẻ có giá niêm yết tại hãng $2/tháng hoặc Microsoft Teams tích hợp trong bộ ứng dụng Microsoft 365.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký gói tính phí của Teams qua các đối tác công nghệ của Microsoft tại Việt Nam như Mật Mã để được hỗ trợ thêm về giá, dịch vụ và hóa đơn chứng từ.
Gần tương tự Teams, Zalo cũng có các gói thu phí khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Chi phí sẽ giao động từ 99,000 đến 399,000 VND tùy theo gói.
>> Xem thêm: Microsoft Teams Essentials là gì? Có gì đặc biệt so với Microsoft Teams miễn phí?
6. Khác
Ngoài một số điểm đã được liệt kê chi tiết nói trên, cũng có một số yếu tố khác cần xem xét nếu bạn đang phân vân giữa Microsoft Teams và Zalo.
Về khả năng tương thích, Microsoft Teams và Zalo đều tương thích với các thiết bị và hệ điều hành khác nhau. Người dùng có thể sử dụng cả hai trên Windows, macOS, iOS, Android, và cũng có thể truy cập thông qua các trình duyệt web
Xét đến giao diện, cả hai đều được đánh giá là có giao diện đơn giản, thân thiện với người sử dụng. Tuy nhiên, Zalo rõ ràng sẽ có ưu thế hơn đối với người Việt vì hỗ trợ tiếng Việt theo mặc định. Còn với Teams, bạn sẽ cần thay đổi thiết lập của ứng dụng để được hỗ trợ tiếng Việt.
Kết
Microsoft Teams và Zalo đều là những ứng dụng tuyệt vời với những tính năng đặc biệt riêng. Dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn sẽ có thể lựa chọn được ứng dụng phù hợp với mình.
Nếu làm việc trong doanh nghiệp hoặc tổ chức, cần tính năng cộng tác và quản lý, Microsoft Teams chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nếu bạn muốn sử dụng ứng dụng cho mục đích cá nhân, có thiên hướng nghiêng về theo dõi tin tức, giải trí và giao tiếp, Zalo sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.
>> Có thể bạn quan tâm: