Làm cách nào để chuyển đổi khách hàng tiềm năng? Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn với hầu hết doanh nghiệp. Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng — và email workflow — là câu trả lời cho bạn.
Hãy đi sâu vào tìm hiểu email workflow là gì và cách chúng có thể giúp bạn chuyển đổi nhiều khách hàng hơn.
Nội dung chính
1. Email workflow là gì?
Email workflow là một chuỗi các email tự động được gửi dựa trên thông tin liên hệ, hành vi hoặc thông tin mà khách hàng của bạn để lại. Những email này phối hợp với nhau để hoàn thành một mục tiêu, chẳng hạn như tạo điều kiện để khách hàng đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm.
Dựa trên hành vi cá nhân hóa được thu thập, email workflow cho phép các nhà tiếp thị có cơ hội gửi thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm và định hướng KH mua hàng thông qua hành trình của khách hàng.
Bằng cách tự động hóa các email của mình, bạn chỉ gửi các tin nhắn có liên quan và được nhắm mục tiêu tới từng đối tượng cụ thể. Trong mỗi workflow bao gồm các email chăm sóc khác nhau để thúc đẩy khách hàng tiềm năng tiến gần hơn đến việc chuyển đổi.
>> Cách sử dụng email marketing hiệu quả: 11 sai lầm phổ biến cần tránh
2. Tại sao bạn nên thiết lập email workflow?
Việc thiết lập email workflow sẽ là chiến lược không cần bàn cãi nếu bạn đang tìm cách thực hiện một kế hoạch hiệu quả để chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng hơn thành khách hàng thực sự.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, có thể đã đến lúc bạn cần thiết lập email workflow ngay:
- Bạn đang gửi cùng một email đến toàn bộ khách hàng của mình
- Bạn đang bỏ qua những khách hàng tiềm năng chưa sẵn sàng mua hàng
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng của bạn hoạt động kém hiệu quả
- Bạn đang gửi tất cả các email của mình theo cách thủ công
Mặc dù có nhiều lý do để bắt đầu quy trình email workflow, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải nắm rõ nhu cầu của khách hàng.
Lưu ý,
Bạn không muốn làm cho khách hàng của mình bị choáng ngợp với quá nhiều tin nhắn trong một khoảng thời gian ngắn. Triển khai quy trình email workflow ngắt quãng để cho phép họ có cơ hội mở và tương tác với nội dung của bạn trước khi nhận được email khác.
Ngoài ra các bạn có thể xem bảng giá và tính năng Google Workspace giải pháp làm việc hiệu quả dành cho doanh nghiệp.
3. Cách đo lường email workflow hiệu quả
Với bất kỳ loại chiến dịch email nào, việc theo dõi các chỉ số là rất quan trọng để xác định sự thành công của toàn bộ chiến lược.
Các chỉ số cần được xem xét khi khách hàng tiềm năng tương tác với email workflow của bạn.
Ví dụ: nếu bạn gửi một chuỗi gồm năm email chào mừng một người đăng ký đến với sản phẩm của bạn, họ sẽ gửi đi đâu? Có một số cụ thể nào trong dãy số mà bạn luôn thấy người đăng ký bắt đầu ngừng hoạt động không? Hoặc có thể có một dòng tiêu đề có xu hướng nhận được kết quả kém hơn.
Hãy phân tích từng email trong chuỗi để xem khách hàng của bạn đang muốn gì. Sau đó, cải thiện các thông báo cụ thể đó để giữ cho quy trình email workflow hoạt động tốt nhất.
4. Kiên trì sử dụng email workflow lâu dài
Nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng mối liên kết lâu dài với những người đối tượng chưa sẵn sàng đầu tư vào thương hiệu của bạn thì việc triển khai email workflow sẽ giúp nuôi dưỡng họ lâu dài. (Nhìn chung, còn tùy thuộc vào loại hình dịch vụ/sản phẩm mà bạn đang kinh doanh).
Email workflow không chỉ giúp chuyển đổi nhiều người KH hơn mà còn giúp bạn không phải đau đầu khi cố gắng tạo email mới cho mọi giai đoạn trong hành trình của khách hàng. Luồng tự động này giúp người đăng ký và khách hàng của bạn tương tác liên tục và nhất quán, nhắc họ nhớ đến thương hiệu của bạn.
>> 3 Bước “Chậm Mà Chắc” Biến Khách Truy Cập Website Thành Khách Hàng Tiềm Năng Có Thể Mua Hàng
Kết
Hi vọng, bài viết ngắn giúp bạn hiểu được email workflow là gì và tầm quan trọng của việc tạo email workflow để nuôi dưỡng các đối tượng tiềm năng có thể chuyển đổi cho tổ chức.
Có khách hàng đã khó, chuyển đối khách hàng đó càng có khó hơn gấp nhiều lần. Hãy tận dụng mọi khả năng để giúp bạn đạt được hiệu quả kinh doanh hơn.